Thứ Sáu, 31 tháng 10, 2014

Nhiều nguy cơ khó lường vì ngồi nhiều

Nhiều nguy cơ khó lường vì ngồi nhiều

Hầu như chúng ta đều biết ngồi quá lâu không hề tốt. Nhưng chính xác điều gì diễn ra trong cơ thể khi ngồi suốt 8 tiếng mỗi ngày hoặc lâu hơn?

Thói quen ngồi liên tục một chỗ trong thời gian dài gây tổn thương các cơ quan trong cơ thể, làm suy yếu chức năng các cơ và là nguyên nhân cho nhiều vấn đề về cột sống. 
Các chuyên gia trên tờ Washingtonpost đã mô tả chi tiết một loạt vấn đề do ngồi liên tục nhiều giờ và một số lời khuyên giúp mọi người cải thiện sức khỏe.
anh-1.png
Tổn thương cơ quan bên trong cơ thể
Bệnh tim
Khi ngồi lâu, các cơ ít đốt cháy mỡ và tốc độ lưu thông máu chậm hơn khiến các axit béo dễ làm tắc nghẽn tim. Tình trạng này kéo dài gây cao huyết áp, tăng nồng độ cholesterol trong máu.
Theo các chuyên gia, những người càng ít vận động với “thời gian tĩnh” càng nhiều có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn gấp 2 lần những người năng vận động.  
Tụy hoạt động quá mức
Tụy có nhiệm vụ sản sinh insulin, hormone giúp tế bào lấy glucozo từ máu và sử dụng để sinh năng lượng. Tuy nhiên, tế bào trong các cơ ở trạng thái không vận động không phản ứng với insulin khiến tụy tiếp tục tiết ra nhiều hormone nữa. Đây là nguyên nhân gây tiểu đường và một số bệnh khác.
Điều nguy hiểm là sự suy giảm phản ứng với insulin xảy ra chỉ sau 1 ngày ngồi liên tục, theo kết quả một nghiên cứu năm 2011.
Ung thư ruột kết
Nhiều nghiên cứu cho thấy sự liên quan giữa ngồi lâu với sự gia tăng nguy cơ ung thư ruột, ung thư vú và nội mạc tử cung. Các nhà khoa học vẫn chưa lý giải đầy đủ cho vấn đề này, nhưng đã có nhiều giả thiết được đưa ra. Giả thiết thứ nhất cho rằng insulin dư thừa kích thích sự phát triển của các tế bào có hại. Còn theo một lập luận khác, vận động thường xuyên sẽ đẩy mạnh hoạt động của các chất chống oxy hóa tự nhiên giúp ngăn ngừa quá trình phá hủy tế bào và các gốc tự do, tác nhân tiềm ẩn gây ung thư.
Thoái hóa cơ
Chùng cơ bụng
Khi đứng, di chuyển hay thậm chí ngồi ngay ngắn, cơ bụng căng ra và giữ cho dáng người thẳng. Ngồi sai tư thế không những làm căng cơ lưng mà còn khiến cơ bụng bị suy yếu gây cong vẹo cột sống.
Hông thiếu linh hoạt
Những người ngồi quá nhiều hiếm khi có cơ hội vận động để cơ hông phát triển. Do vậy, hông ngày càng kém linh hoạt. Đây là nguyên nhân hạn chế khả năng di chuyển và độ dài sải chân.
Nghiên cứu khoa học cũng chứng minh rằng suy giảm chức năng cơ hông là lý do khiến người cao tuổi dễ bị té ngã hơn.
Cơ mông suy yếu
Ngồi nhiều khiến vùng mông không phải thực hiện “nhiệm vụ” nào và dần quen với tình trạng này. Vòng ba dần to ra một cách không mong muốn nhưng cơ mông lại suy yếu, hạn chế khả năng vận động.
Các vấn đề về chân
Lưu thông máu kém ở chân
Thời gian ngồi nhiều khiến tuần hoàn máu ở chân giảm. Các vấn đề có thể phát sinh gồm sưng mắt cá chân, giãn tĩnh mạch cho tới hội chứng huyết khối trong tĩnh mạch (DVT) nguy hiểm.
Xương mỏng
Các hoạt động đi, chạy... kích thích hông và xương ở phần dưới cơ thể phát triển với mật độ dầy hơn, chắc chắn hơn. Ngồi lâu khiến xương mỏng dần đi. Tình trạng thiếu vận động như trên là lý do cho sự gia tăng chứng loãng xương trong thời gian gần đây, theo ý kiến của các nhà khoa học.
Kém tập trung
Vận động giúp bơm máu và oxy lên não tốt hơn, đồng thời kích thích sản sinh các hóa chất cải thiện tâm trạng và trí óc. Khi ngồi một chỗ trong thời gian dài, mọi quá trình trong cơ thể đều diễn ra chậm chạp, bao gồm cả hoạt động của não bộ khiến chúng ta khó tập trung.
Đau mỏi cổ
Phần lớn thời gian dân văn phòng “đóng đô” tại bàn làm việc với thói quen chúi đầu về phía bàn phím máy tính hoặc nghiêng nghiêng đầu một bên nghe điện thoại. Hậu quả là các đốt sống cổ bị kéo căng và có thể mất cân đối vĩnh viễn.
Đau vai và lưng
Tư thế ngồi cúi về phía trước còn ảnh hưởng tới cả vai và lưng, đặc biệt là cơ cầu vai, nối cổ và vai.  
Thoái hóa cột sống
Ngồi trong thời gian dài với tư thế không đúng khiến đĩa đệm chêm giữa hai phần cứng xương đốt sống suy giảm chức năng giảm sốc cho cột sống, gây đau và phát sinh các vấn đề cột sống.
Thoát vị đĩa đệm
Càng ngồi nhiều mọi người càng đối mặt với nguy cơ thoát vị đĩa đệm cao hơn. Ở tư thế ngồi, trọng lượng phần trên cơ thể dồn vào đốt sống thắt lưng thay vì được phân phối đều dọc theo cột sống.
Gia tăng nguy cơ tử vong
Trong nghiên cứu kéo dài 8 năm rưỡi, những người có thời gian ngồi xem tivi nhiều nhất có khả năng tử vong cao hơn 61% so với những người xem tivi ít hơn 1 giờ mỗi ngày.
Lời khuyên của chuyên gia và tập ngồi đúng cách
anh-2.png
anh-3.png
Theo Washingtonpost

7 phút tập luyện mỗi ngày để có một cột sống khỏe mạnh

Bảy phút tập luyện mỗi ngày để có một cột sống khỏe mạnh


Cột sống giữ vai trò rất quan trọng đối với sự vận động của cơ thể. Việc rèn luyện thể dục thường xuyên và đúng khoa học sẽ giúp bạn có một cột sống khỏe mạnh. Sau đây là những động tác thể dục giúp ngăn ngừa sự vôi hóa khớp đốt sống.

Bảy phút tập luyện mỗi ngày để có một cột sống khỏe mạnh
Bắc cầu
cột sống
1. Bạn nằm ngửa với đầu gối co lại và bàn chân đặt trên sàn nhà, cách hông bạn khoảng 1 foot (khoảng 33 cm). Nếu bạn không có thảm, hãy nằm ​​trên một tấm chiếu.
2. Thu khung xương chậu của bạn về phía dưới để lưng dưới ép xuống sàn nhà. Bắt đầu từ đốt xương cụt, nâng từng đốt sống lên khỏi sàn nhà một cách từ từ, cho đến khi bạn đang đạt đến vị trí bắc cầu. Dừng lại khi hông của bạn đã được nâng lên và thẳng hàng với vai và đầu gối trên một đường chéo.
3. Giữ ở vị trí này và sau đó hạ cột sống của bạn trở lại sàn nhà.
4. Thực hiện động tác từ  5 đến 10 lần.
Để động tác này có được hiệu quả tốt nhất, hãy thực hiện nó một cách từ từ. Hãy tưởng tượng cột sống của bạn là một chuỗi ngọc trai và bạn đang cố gắng để nâng từng hạt, từng hạt ngọc trai lên một. Và làm tương tự như vậy khi bạn hạ thấp xuống.
Điều này đặc biệt tốt cho sự linh hoạt của của cột sống. Khi có tuổi, xương sống của chúng ta bắt đầu nối lại với nhau trong các phần khác nhau. Đây là một động tác tốt để ngăn ngừa sự vôi hóa đốt sống. Nó cũng rất tốt cho việc làm cho hông và gân kheo trở nên khỏe mạnh.
Xoay cột sống
Cột sống
Xoay cột sống tăng cường cho cơ dưới lưng và cơ chéo bụng.
1. Bạn ngồi với hai chân duỗi thẳng ra trước mặt. Nếu điều này gây khó chịu đối với lưng dưới của bạn, hãy đặt một chiếc khăn hoặc gối ở bên dưới, hoặc làm bài tập này với hai chân bắt chéo.
2. Mở rộng cánh tay của bạn sang ngang theo một đường thẳng bằng với hai vai.
3. Kéo cơ bụng dưới của bạn trước khi bạn bắt đầu để cho lưng bạn chịu sự chống đỡ và tăng thêm sức mạnh.
4. Xoay về bên phải và sau đó quay lại trung tâm. Xoay về phía bên trái và sau đó quay lại để trung tâm một lần nữa.
5. Lặp lại động tác 05 lần cho mỗi bên.
Động tác này tập trung vào xoay cột sống và làm cho cơ lưng dưới và cơ chéo bụng của bạn được tăng cường.
Hạ xuống, kéo lên
Gập người lên xuống giúp cột sống của bạn khỏe mạnh hơn, và cũng như động tác bắc cầu, nó giúp cột sống linh hoạt hơn.
1. Ngồi cao, hai chân duỗi thẳng trước mặt. Đặt tay ra phía trước, song song với đôi chân của bạn.
2. Gài hông của bạn khi bạn bắt đầu cuộn cơ thể hạ xuống sàn nhà. Hạ xuống một cách hoàn toàn. Cánh tay của bạn hướng ra phía sau, và cao hơn đầu.
3. Hướng tay của bạn lên và bắt đầu kéo cơ thể của bạn trở lại, thực hiện toàn bộ động tác cho đến khi bạn ngồi thẳng. Nếu bạn gặp khó khăn khi kéo cơ thể trở lại, hãy nhấn tay vào sàn nhà để giúp bạn lên được.
4. Điều quan trọng là bạn không được sử xung lực (đà) mà phải sử dụng sức mạnh của bụng để thực hiện. Bàn chân của bạn nên tiếp xúc với sàn nhà trong toàn bộ thời gian.
5. Nghiêng về phía trước đôi chân để kéo căng gân kheo của bạn.
6. Lặp lại động tác sáu lần.
Bài tập này khó hơn ta tưởng và tuyệt vời cho việc gây dựng sức mạnh cho phần bụng của bạn. Như một cây cầu, nó đẩy mạnh sự linh hoạt của cột sống.

Thứ Ba, 28 tháng 10, 2014

10 thủ phạm kỳ lạ làm suy giảm hệ miễn dịch

10 thủ phạm kỳ lạ làm suy giảm hệ miễn dịch

Bạn rửa tay sạch sẽ, tránh tiếp xúc với người bệnh nhưng vẫn bị ốm. Có rất nhiều kẻ thù giấu mặt có thể làm suy yếu hệ miễn dịch của bạn trong khi mùa lạnh và cúm đang đến.

1.Không khí ô nhiễm
Các nhà khoa học đã phát hiện rằng không khí ô nhiễm có khả năng khống chế tế bào T vốn đóng vai trò then chốt của hệ miễn dịch; từ đó, gây ra tình trạng sưng viêm trong cơ thể.
Để hạn chế hít phải không khí ô nhiễm, bạn nên đầu tư mua thiết bị lọc không khí cho gia đình. Dù không thể kiểm soát không khí bên ngoài nhưng ít nhất, bạn cũng có thể hít thở dễ dàng trong nhà.

2.Ngồi gần như cả ngày
Nếu bạn làm việc văn phòng thì nhiều khả năng bạn phải ngồi lì phần lớn thời gian trong ngày trên chiếc ghế. Điều này làm chậm quá trình trao đổi chất, khiến cơ thể bạn hấp thu chất dinh dưỡng có lợi cho hệ miễn dịch chậm hơn bình thường.
Sau mỗi 1 tiếng rưỡi làm việc, bạn nên đứng dậy, bước ra ngoài thư giãn trong vòng 5 phút. Sự vận động nhỏ này sẽ kích thích cơ bắp và thúc đẩy sự trao đổi chất.

3.Chế độ ăn quá dư thừa đạm
Tình trạng dư đạm, đặc biệt là đạm có nguồn gốc từ động vật như thịt và sữa, khiến cơ thể sản xuất nhiều hơn hormone IGF1, một loại hormone đẩy nhanh sự già hoá và cản trở hoạt động của hệ miễn dịch.
Hãy kiểm soát, khống chế lượng đạm động vật sao cho loại đạm này không chiếm quá 10% năng lượng calo tiêu thụ hàng ngày. Nếu mức này vẫn chưa đủ, hãy cắt giảm mạnh hơn nữa, thậm chí xuống còn 5%.

4.Chế độ ăn không có đủ chất béo tốt
Đúng là bạn cần kiêng chất béo nhưng điều này chỉ đúng với chất béo bão hoà (saturated fat) và chất béo chuyển hoá (trans fat). Ngược lại, những chất béo có lợi cho sức khoẻ như cá, quả bơ và các loại hạt, quả hạnh có đặc tính kháng viêm, giúp điều hoà hệ miễn dịch.
Hãy tránh xa những loại thực phẩm chế biến sẵn và hạn chế ăn thịt động vật vốn thường chứa nhiều chất béo bão hoà. Ngoài ra, hãy thêm cá hồi, cá mòi, quả hạnh…vào chế độ dinh dưỡng vì những loại thực phẩm này giàu chất béo omega-3 và omega-6 rất tốt cho sức khoẻ.

5.Đầu hàng thức ăn nhanh
Thức ăn nhanh có mùi vị thật hấp dẫn nhưng một số món nướng có thể làm hại tế bào T và B vốn được mệnh danh là dũng sĩ diệt mầm bệnh trong cơ thể.
Hãy chọn những loại ngũ cốc nguyên cám thay vì đã qua chế biến, chọn những loại thực phẩm không chứa gluten và giàu chất xơ như rau củ quả, giúp củng cố hệ miễn dịch.

6.Không ưu tiên cho giấc ngủ
Nếu bạn không ngủ đủ giấc, cơ thể sẽ không sản xuất đủ melatonin. Từ đó, hệ miễn dịch không thể tạo đủ tế bào máu trắng để bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn và sửa chữa những khiếm khuyết. Hãy ưu tiên làm sao ngủ đủ 7-8 giờ/đêm.

7.Chọn sai sản phẩm làm đẹp
Phấn nền, kem che khuyết điểm, son môi và nhiều loại mỹ phẩm khác không chỉ tác động lên da bạn mà còn ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể bạn. Một số mỹ phẩm chứa thành phần nhân tạo và có thể độc hại, chẳng hạn như sodium lauryl. Khi hệ miễn dịch không quen đánh bại những thành phần này, những tác nhân xấu có thể len sâu vào hệ thống phòng thủ bên trong cơ thể.
Hãy sử dụng sản phẩm tự thiên nhiên. Nói cách khác, mỹ phẩm làm đẹp nào càng chứa ít thành phần hoá chất thì sản phẩm đó càng an toàn cho hệ miễn dịch.

8.Ở một mình gần như suốt ngày
Người cô đơn có xu hướng khó chống chọi với tình trạng căng thẳng hơn. Vì vậy, hệ miễn dịch của họ dễ bị tổn thương hơn.
Hãy dành một ít thời gian vui vẻ với bạn bè, đồng nghiệp hay hàng xóm của mình. Người càng có nhiều mối quan hệ xã hội thì càng sở hữu khả năng kháng viêm nhiễm cao hơn.

9.Thăng tiến nghề nghiệp trên cơ sở stress
Có thể bạn cho rằng mình chịu đựng áp lực công việc tốt và sẵn sàng chấp nhận áp lực để đổi lấy sự thăng tiến trong nghề nghiệp. Tuy nhiên, tình trạng căng thẳng kéo dài làm tăng nồng độ cortisol, làm giảm hormone testosterone và estrogen. Khi hàm lượng hormone không còn cân bằng, hệ miễn dịch không thể phản ứng nhanh nhạy với bệnh tật nguy hiểm.
Nếu bạn liên tục bị stress, đã đến lúc bạn cần học cách làm sao để quẳng bớt gánh lo mà vui sống. Có nhiều mẹo để đẩy lùi tình trạng căng thẳng mà không cần phải mất quá nhiều thời gian, đôi khi chỉ cần vài phút thư giãn.

10.Không tập yoga
Tập bất kỳ môn thể dục nào cũng tốt hơn là không tập. Tuy nhiên, yoga tác động nhiều nhất đến hệ miễn dịch. Bộ môn này kích thích máu huyết lưu thông, thúc đẩy hoạt động của hệ tiêu hoá, hệ thần kinh và nội tiết; từ đó giúp củng cố hệ miễn dịch.
Hãy tìm tới một lớp học yoga. Dù bạn là người mới bắt đầu hay là một người đã giàu kinh nghiệm trong việc tập yoga, bởi tập yoga sẽ giúp bạn chống lại bệnh tật.
Nguồn News.zing.vn

Photo: 10 thủ phạm kỳ lạ làm suy giảm hệ miễn dịch

Bạn rửa tay sạch sẽ, tránh tiếp xúc với người bệnh nhưng vẫn bị ốm. Có rất nhiều kẻ thù giấu mặt có thể làm suy yếu hệ miễn dịch của bạn trong khi mùa lạnh và cúm đang đến.

1.Không khí ô nhiễm
Các nhà khoa học đã phát hiện rằng không khí ô nhiễm có khả năng khống chế tế bào T vốn đóng vai trò then chốt của hệ miễn dịch; từ đó, gây ra tình trạng sưng viêm trong cơ thể.
Để hạn chế hít phải không khí ô nhiễm, bạn nên đầu tư mua thiết bị lọc không khí cho gia đình. Dù không thể kiểm soát không khí bên ngoài nhưng ít nhất, bạn cũng có thể hít thở dễ dàng trong nhà.

2.Ngồi gần như cả ngày
Nếu bạn làm việc văn phòng thì nhiều khả năng bạn phải ngồi lì phần lớn thời gian trong ngày trên chiếc ghế. Điều này làm chậm quá trình trao đổi chất, khiến cơ thể bạn hấp thu chất dinh dưỡng có lợi cho hệ miễn dịch chậm hơn bình thường.
Sau mỗi 1 tiếng rưỡi làm việc, bạn nên đứng dậy, bước ra ngoài thư giãn trong vòng 5 phút. Sự vận động nhỏ này sẽ kích thích cơ bắp và thúc đẩy sự trao đổi chất.

3.Chế độ ăn quá dư thừa đạm
Tình trạng dư đạm, đặc biệt là đạm có nguồn gốc từ động vật như thịt và sữa, khiến cơ thể sản xuất nhiều hơn hormone IGF1, một loại hormone đẩy nhanh sự già hoá và cản trở hoạt động của hệ miễn dịch.
Hãy kiểm soát, khống chế lượng đạm động vật sao cho loại đạm này không chiếm quá 10% năng lượng calo tiêu thụ hàng ngày. Nếu mức này vẫn chưa đủ, hãy cắt giảm mạnh hơn nữa, thậm chí xuống còn 5%.

4.Chế độ ăn không có đủ chất béo tốt
Đúng là bạn cần kiêng chất béo nhưng điều này chỉ đúng với chất béo bão hoà (saturated fat) và chất béo chuyển hoá (trans fat). Ngược lại, những chất béo có lợi cho sức khoẻ như cá, quả bơ và các loại hạt, quả hạnh có đặc tính kháng viêm, giúp điều hoà hệ miễn dịch.
Hãy tránh xa những loại thực phẩm chế biến sẵn và hạn chế ăn thịt động vật vốn thường chứa nhiều chất béo bão hoà. Ngoài ra, hãy thêm cá hồi, cá mòi, quả hạnh…vào chế độ dinh dưỡng vì những loại thực phẩm này giàu chất béo omega-3 và omega-6 rất tốt cho sức khoẻ.

5.Đầu hàng thức ăn nhanh
Thức ăn nhanh có mùi vị thật hấp dẫn nhưng một số món nướng có thể làm hại tế bào T và B vốn được mệnh danh là dũng sĩ diệt mầm bệnh trong cơ thể.
Hãy chọn những loại ngũ cốc nguyên cám thay vì đã qua chế biến, chọn những loại thực phẩm không chứa gluten và giàu chất xơ như rau củ quả, giúp củng cố hệ miễn dịch.

6.Không ưu tiên cho giấc ngủ
Nếu bạn không ngủ đủ giấc, cơ thể sẽ không sản xuất đủ melatonin. Từ đó, hệ miễn dịch không thể tạo đủ tế bào máu trắng để bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn và sửa chữa những khiếm khuyết. Hãy ưu tiên làm sao ngủ đủ 7-8 giờ/đêm.

7.Chọn sai sản phẩm làm đẹp
Phấn nền, kem che khuyết điểm, son môi và nhiều loại mỹ phẩm khác không chỉ tác động lên da bạn mà còn ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể bạn. Một số mỹ phẩm chứa thành phần nhân tạo và có thể độc hại, chẳng hạn như sodium lauryl. Khi hệ miễn dịch không quen đánh bại những thành phần này, những tác nhân xấu có thể len sâu vào hệ thống phòng thủ bên trong cơ thể.
Hãy sử dụng sản phẩm tự thiên nhiên. Nói cách khác, mỹ phẩm làm đẹp nào càng chứa ít thành phần hoá chất thì sản phẩm đó càng an toàn cho hệ miễn dịch.

8.Ở một mình gần như suốt ngày
Người cô đơn có xu hướng khó chống chọi với tình trạng căng thẳng hơn. Vì vậy, hệ miễn dịch của họ dễ bị tổn thương hơn.
Hãy dành một ít thời gian vui vẻ với bạn bè, đồng nghiệp hay hàng xóm của mình. Người càng có nhiều mối quan hệ xã hội thì càng sở hữu khả năng kháng viêm nhiễm cao hơn.

9.Thăng tiến nghề nghiệp trên cơ sở stress
Có thể bạn cho rằng mình chịu đựng áp lực công việc tốt và sẵn sàng chấp nhận áp lực để đổi lấy sự thăng tiến trong nghề nghiệp. Tuy nhiên, tình trạng căng thẳng kéo dài làm tăng nồng độ cortisol, làm giảm hormone testosterone và estrogen. Khi hàm lượng hormone không còn cân bằng, hệ miễn dịch không thể phản ứng nhanh nhạy với bệnh tật nguy hiểm.
Nếu bạn liên tục bị stress, đã đến lúc bạn cần học cách làm sao để quẳng bớt gánh lo mà vui sống. Có nhiều mẹo để đẩy lùi tình trạng căng thẳng mà không cần phải mất quá nhiều thời gian, đôi khi chỉ cần vài phút thư giãn.

10.Không tập yoga
Tập bất kỳ môn thể dục nào cũng tốt hơn là không tập. Tuy nhiên, yoga tác động nhiều nhất đến hệ miễn dịch. Bộ môn này kích thích máu huyết lưu thông, thúc đẩy hoạt động của hệ tiêu hoá, hệ thần kinh và nội tiết; từ đó giúp củng cố hệ miễn dịch.
Hãy tìm tới một lớp học yoga. Dù bạn là người mới bắt đầu hay là một người đã giàu kinh nghiệm trong việc tập yoga, bởi tập yoga sẽ giúp bạn chống lại bệnh tật.
Nguồn News.zing.vn

7 ĐIỂM QUAN TRỌNG TRONG MỘT BUỔI TẬP YOGA

7 ĐIỂM QUAN TRỌNG TRONG MỘT BUỔI TẬP YOGA

1.Tập cột sống đối nghịch 6 chiều: Ngả ra sau – cúi về trước, nghiêng phải, nghiêng trái, vặn phải – vặn trái.

2.Tập các nhóm cơ sau thân: Nhóm cơ này rất quan trọng giúp cơ thể luôn vững vàng và mạnh mẽ trong sinh hoạt thường ngày.

3.Tập các nhóm cơ vùng bụng, eo: Giúp làm giảm phần lớn mỡ thừa trên cơ thể.

4.Tập các khớp tứ chi: Giúp cho tay chân mềm mại, hành động hợp lý, linh hoạt theo sự chỉ đạo chuẩn xác của trí não.

5.Hít thở đều sâu có tác dụng xoa bóp nội tạng, cung cấp một lượng oxy dồi dào theo máu đi đến mọi ngóc ngách, đến những nơi xa nhất của cơ thể. Giúp khí huyết lưu thông.

6.Khởi động kỹ và tập dẻo đến mức tối đa mà cơ khớp có thể chịu đựng được ( độ dẻo nằm trong giới hạn chịu đựng của cơ xương khớp).

7.Thư giãn đúng cách để cơ thể được nghỉ ngơi hoàn toàn và tái nạp năng lượng. Ngoài ra chúng ta có thể tập luyện các bài hít thở và tĩnh tâm trước khi tập các Asanas chính hoặc có thể dành thời gian tập chuyên biệt phần này vào một buổi độc lập với tập Asana ( Asana nghĩa là thực hiện các tư thế)

Photo: 6 ĐIỂM QUAN TRỌNG TRONG MỘT BUỔI TẬP YOGA

1.Tập cột sống đối nghịch 6 chiều: Ngả ra sau – cúi về trước, nghiêng phải, nghiêng trái, vặn phải – vặn trái.

2.Tập các nhóm cơ sau thân: Nhóm cơ này rất quan trọng giúp cơ thể luôn vững vàng và mạnh mẽ trong sinh hoạt thường ngày.

3.Tập các nhóm cơ vùng bụng, eo: Giúp làm giảm phần lớn mỡ thừa trên cơ thể.

4.Tập các khớp tứ chi: Giúp cho tay chân mềm mại, hành động hợp lý, linh hoạt theo sự chỉ đạo chuẩn xác của trí não.

5.Hít thở đều sâu có tác dụng xoa bóp nội tạng, cung cấp một lượng oxy dồi dào theo máu đi đến mọi ngóc ngách, đến những nơi xa nhất của cơ thể. Giúp khí huyết lưu thông.

6.Khởi động kỹ và tập dẻo đến mức tối đa mà cơ khớp có thể chịu đựng được ( độ dẻo nằm trong giới hạn chịu đựng của cơ xương khớp).

7.Thư giãn đúng cách để cơ thể được nghỉ ngơi hoàn toàn và tái nạp năng lượng. Ngoài ra chúng ta có thể tập luyện các bài hít thở và tĩnh tâm trước khi tập các Asanas chính hoặc có thể dành thời gian tập chuyên biệt phần này vào một buổi độc lập với tập Asana ( Asana nghĩa là thực hiện các tư thế)

6 lợi ích tuyệt vời khi luyện tập Yoga

6 lợi ích tuyệt vời khi luyện tập Yoga

1.Tư duy nhạy bén
Các bài tập yoga luôn yêu cầu bạn phải hít thở thật chậm và đều. Chính điều này giúp tăng sự linh hoạt và độ nhạy bén cho vùng vỏ não trước trán - vùng não chuyên đảm nhận suy nghĩ và tư duy. Vì thế, bạn cũng trở nên nhạy bén và phân tích thông tin hiệu quả hơn.
Không những vậy, tập yoga cũng đòi hỏi sự tập trung cao độ nhằm thoát ra khỏi thực tại xung quanh để đạt mức thư giãn tinh thần tuyệt đối, từ đó làm dịu cảm xúc. Điều đó có nghĩa là bạn sẽ bình tĩnh hơn, kiềm chế nỗi sợ cũng như kiểm soát “bà hỏa” trong lòng tốt hơn.
Đồng thời, não cũng sẽ tiết ra nhiều GABA (hợp chất hữu cơ tăng sự phấn khích và vui vẻ) hơn. Đây cũng là lý do yoga trở thành phương thuốc tự nhiên làm tan biến những phiền muộn và giúp bạn thư giãn, phấn chấn.

2.Giảm stress
Với cơ chế hít thở, tập trung kết hợp với động tác đặc trưng của yoga sẽ giúp kích thích hệ thần kinh đối giao cảm (một nhánh trong hệ thần kinh điều hòa các hoạt động nội tạng) làm giảm stress.
Tác động này sẽ được dây thần kinh phế vị truyền tín hiệu đến các cơ quan nội tạng và giúp các cơ quan này thư giãn.

3.Tốt cho phổi và tim
Khi tập yoga, phổi sẽ giãn nở tối đa để chuyển khí vào và ra khỏi bụng (hít thở bằng bụng).
Nếu yoga đã trở thành thói quen hằng ngày của bạn, tim bạn sẽ đập khỏe hơn, giúp lưu thông tuần hoàn máu tốt hơn, và dĩ nhiên bệnh tim mạch (nếu có) cũng sẽ cải thiện đáng kể.

4.Giảm thói quen ăn vặt
Tập yoga cũng ảnh hưởng đáng kể đến sự sản xuất hormon của cơ thể. Nổi bật là tuyến thượng thận giảm sản sinh cortisol, loại hormon gây cảm giác thèm ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ. Vì vậy, tập yoga cũng làm giảm thói quen ăn vặt, đặc biệt là đồ béo.

5.Tăng sức đề kháng
Yoga cũng giúp dây thần kinh phế vị phát tín hiệu lên hệ miễn dịch, từ đó kích thích cơ thể sản sinh ra hàng loạt các tế bào mới dẻo dai hơn, có đề kháng tốt hơn.

6.Cơ thể dẻo dai hơn
Nếu bạn cảm thấy mình chưa giữ thăng bằng được khi mới tập yoga, đừng nản chí. Chỉ cần tập khoảng hai lần/tuần, ngay trong tháng đầu bạn sẽ thấy sự khác biệt.
Gập thân hoặc một nhóm bộ phận nào đó của cơ thể theo các tư thế của yoga cũng giúp làm các cơ, gân, và mô liên kết giãn ra hết mức. Nếu lặp lại những động tác này dưới sự hướng dẫn của chuyên gia/huấn luyện viên, cơ thể bạn sẽ trở nên dẻo dai hơn và tránh được chấn thương các khớp, cơ.

Photo: 6 lợi ích tuyệt vời khi luyện tập Yoga

1.Tư duy nhạy bén
Các bài tập yoga luôn yêu cầu bạn phải hít thở thật chậm và đều. Chính điều này giúp tăng sự linh hoạt và độ nhạy bén cho vùng vỏ não trước trán - vùng não chuyên đảm nhận suy nghĩ và tư duy. Vì thế, bạn cũng trở nên nhạy bén và phân tích thông tin hiệu quả hơn.
Không những vậy, tập yoga cũng đòi hỏi sự tập trung cao độ nhằm thoát ra khỏi thực tại xung quanh để đạt mức thư giãn tinh thần tuyệt đối, từ đó làm dịu cảm xúc. Điều đó có nghĩa là bạn sẽ bình tĩnh hơn, kiềm chế nỗi sợ cũng như kiểm soát “bà hỏa” trong lòng tốt hơn.
Đồng thời, não cũng sẽ tiết ra nhiều GABA (hợp chất hữu cơ tăng sự phấn khích và vui vẻ) hơn. Đây cũng là lý do yoga trở thành phương thuốc tự nhiên làm tan biến những phiền muộn và giúp bạn thư giãn, phấn chấn.

2.Giảm stress
Với cơ chế hít thở, tập trung kết hợp với động tác đặc trưng của yoga sẽ giúp kích thích hệ thần kinh đối giao cảm (một nhánh trong hệ thần kinh điều hòa các hoạt động nội tạng) làm giảm stress.
Tác động này sẽ được dây thần kinh phế vị truyền tín hiệu đến các cơ quan nội tạng và giúp các cơ quan này thư giãn.

3.Tốt cho phổi và tim
Khi tập yoga, phổi sẽ giãn nở tối đa để chuyển khí vào và ra khỏi bụng (hít thở bằng bụng).
Nếu yoga đã trở thành thói quen hằng ngày của bạn, tim bạn sẽ đập khỏe hơn, giúp lưu thông tuần hoàn máu tốt hơn, và dĩ nhiên bệnh tim mạch (nếu có) cũng sẽ cải thiện đáng kể.

4.Giảm thói quen ăn vặt
Tập yoga cũng ảnh hưởng đáng kể đến sự sản xuất hormon của cơ thể. Nổi bật là tuyến thượng thận giảm sản sinh cortisol, loại hormon gây cảm giác thèm ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ. Vì vậy, tập yoga cũng làm giảm thói quen ăn vặt, đặc biệt là đồ béo.

5.Tăng sức đề kháng
Yoga cũng giúp dây thần kinh phế vị phát tín hiệu lên hệ miễn dịch, từ đó kích thích cơ thể sản sinh ra hàng loạt các tế bào mới dẻo dai hơn, có đề kháng tốt hơn.

6.Cơ thể dẻo dai hơn
Nếu bạn cảm thấy mình chưa giữ thăng bằng được khi mới tập yoga, đừng nản chí. Chỉ cần tập khoảng hai lần/tuần, ngay trong tháng đầu bạn sẽ thấy sự khác biệt.
Gập thân hoặc một nhóm bộ phận nào đó của cơ thể theo các tư thế của yoga cũng giúp làm các cơ, gân, và mô liên kết giãn ra hết mức. Nếu lặp lại những động tác này dưới sự hướng dẫn của chuyên gia/huấn luyện viên, cơ thể bạn sẽ trở nên dẻo dai hơn và tránh được chấn thương các khớp, cơ.