Chủ Nhật, 5 tháng 4, 2015

[ infographic ] 10 lợi ích của yoga đối với từng bộ phận cơ thể bạn

Nói đến yoga, ai cũng hình dung ngay ra giá trị của nó bề mặt tinh thần, ví dụ như giúp điều hòa cơ thể, rèn luyện sự điềm tĩnh, tránh lo âu, giảm stress và luôn có cảm giác thư thái, sảng khoái, thoải mái...

Nhưng yoga còn có nhiều tác dụng hơn thế. Ngoài tác động tích cực về mặt tinh thần, tập yoga còn có ảnh hưởng trực tiếp tới các bộ phận cơ thể, giúp các cơ quan cơ thể hoạt động linh hoạt, tốt hơn và sức khỏe thể chất được tăng cường.

10 lợi ích của yoga đối với từng bộ phận cơ thể bạn 1

Những lưu ý cần biết khi tập yoga:

- Luyện tập yoga trên một mặt phẳng, không mềm, không cứng.
- Không nên ăn trước và ngay sau khi tập yoga.
- Không thể thể dục nặng sau khi tập yoga.
- Sau khi tập yoga, hãy massage toàn bộ cơ thể, đặc biệt là các khớp, cho thật kỹ.
- Không tập yoga khi đang bị đau hoặc trong kì kinh nguyệt.

(Nguồn: Prevention)
 
Theo T.L / Trí Thức Trẻ

YOGA cho người bị "bệnh tiểu đường"

3 tư thế yoga rất có lợi cho người bị bệnh tiểu đường


Bên cạnh việc khuyến cáo cần có chế độ ăn giảm thiểu tinh bột và đường, các bác sĩ vẫn khuyên những người bị bệnh tiểu đường nên thường xuyên tập yoga.


 
Theo Tr. Thu / Trí Thức Trẻ
Bệnh tiểu đường ngày càng trở thành bệnh phổ biến đe dọa chất lượng cuộc sống của nhiều người. Bên cạnh việc khuyến cáo cần có chế độ ăn giảm thiểu tinh bột và đường, các bác sĩ vẫn khuyên những người bị bệnh tiểu đường nên thường xuyên thể dục, kể cả tập yoga cũng có tác dụng tốt.

Yoga không chỉ được biết đến là hình thức vận động giúp lưu thông tuần hoàn trong cơ thể, cân bằng tâm trạng, ổn định cơ thể, giảm cân... mà nó còn được đánh là có hiệu quả trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường loại 2. Một số tư thế yoga có tác dụng kích thích tuyến tụy sản xuất đủ insulin để kiểm soát mức độ đường trong cơ thể. 

Yogesh Charan, một huấn luyện viên yoga người Ấn Độ cho biết: "Một số tư thế phục yoga giúp hồi các tế bào tuyến tụy và cũng kích thích chúng tiết ra insulin. Điều này rất có lợi cho những người bị bệnh tiểu đường. Hãy kết hợp thực hiện các kỹ thuật sau đây hàng ngày để giữ cho bệnh tiểu đường ở mức ổn định tốt nhất nhé:

1. Tư thế Kapalbhati

Kapalbhati là bài tập thở mạnh và sự vận động dạ dày trong tư thế Kapalbhati (một kỹ thuật Pranayama) sẽ kích thích tuyến tụy hoạt động tốt.

3 tư thế yoga rất có lợi cho người bị bệnh tiểu đường 1

Phương pháp: 

- Ngồi ở chỗ thoải mái nhất, bắt chéo hai chân và thẳng lưng. Hai tay thả lỏng trên đầu gối hoặc bàn tay bắt ấn. Tư thế này cần giữ ổn định cột sống, lưng và đầu của bạn.

- Thư giãn các cơ dạ dày của bạn và đẩy mạnh không khí thông qua mũi một cách thoải mái. Điều này sẽ khiến các cơ bụng co bóp mạnh và nên ép bụng vào bên trong về phía cột sống. Sau đó hít vào mà không cần bất kỳ bổ sung nỗ lực nào. 

- Ngay sau khi hít vào một cách thụ động, thở ra một lần nữa một cách mạnh mẽ và tiếp tục lặp lại đều đặn. Làm 10 lần mỗi lần lặp lại 20-25 nhịp.Tất cả hoạt động hít vào thở ra đều được thực hiện qua mũi.

2. Tư thế Vajrasana

Tư thế này giúp thúc đẩy hoạt động của dạ dày và do đó giúp kích thích tuyến tụy hoạt động hiệu quả.

3 tư thế yoga rất có lợi cho người bị bệnh tiểu đường 2
Phương pháp: 

- Ngồi thẳng, hai chân gập về phía sau sao cho hai gót chân chạm hai hông. Sau đó, bạn đặt hai lòng bàn tay lên hai đầu gối, giữ cột sống và cổ thẳng.

- Hít vào rồi chầm chậm thở ra. Trong lúc thở ra thì ép bụng vào và uốn cong về phía trước. Khi hít vào thì kéo cơ thể trở lại vào vị trí thẳng thẳng. 

- Lặp lại điều này thường 10-15 lần nếu bạn là một người mới bắt đầu.

3. Tư thế Sarvangasana

Sarvangasana là một trong tư thế yoga cải thiện sự lưu thông máu khắp cơ thể. Tư thế này giúp ngăn ngừa sự xuất hiện của việc giãn tĩnh mạch ở chân, tăng sức khỏe cho phổi. Nó cũng giúp chuyển hóa đường trong máu thông qua các bài tập đốt cháy calo. Charan cho biết: "Thay vì chỉ đi bộ mỗi buổi sáng, hãy tập yoga với các tư thế đốt cháy calo, trong đó có sarvangasana".

3 tư thế yoga rất có lợi cho người bị bệnh tiểu đường 3

Phương pháp: 

- Nằm thẳng xuống bàn tay ở hai bên. Thở ra và nâng cao chân một góc 30 độ và sau đó ở 60 độ. Hít vào sâu trong khi từ từ nâng chân của bạn. Nâng hông và chân của bạn thẳng đứng cho đến ngón chân trỏ đến trần nhà. 

- Giữ tư thế này sao cho bạn cảm thấy thoải mái trong khi hít thở chậm và sâu thông qua bụng. 

- Để trở lại tư thế ban đầu, uốn cong đầu gối của bạn và đặt lòng bàn tay của bạn trên sàn nhà. Dần dần hạ đường cong cột sống, đưa cơ thể xuống thảm. Khi toàn bộ lưng chạm sàn, đầu gối thẳng, hít một hơi thở sâu và từ từ hạ chân xuống đất trong khi thở ra.

(Nguồn: Idiva)

3 BÍ KIẾP giúp TÓC chắc khỏe, ít rụng và đẹp hơn

Thực hiện những động tác yoga thích hợp là cách đơn giản nhất mà bạn có thể làm để giữ cho mái tóc khỏe mạnh, không bị rụng.

 Rụng tóc là nỗi lo của tất cả mọi người, đặc biệt đối với phụ nữ. Khi thấy có hiện tượng rụng tóc, không ít chị em vội vàng nghĩ ngay đến việc uống thuốc hoặc tìm kiếm loại dầu gội đầu thay thế để khắc phục tình trạng mà không quan tâm nguyên nhân rụng tóc do đâu.

Thực tế, rụng tóc có thể do nhiều nguyên nhân và việc điều trị chứng rụng tóc phải tùy thuộc vào từng nguyên nhân.

Nguyên nhân rụng tóc:

- Quá nhiều căng thẳng
- Tuổi tác
- Thói quen ăn uống không lành mạnh
- Các loại thuốc đang dùng
- Vấn đề nội tiết
- Sử dụng quá nhiều sản phẩm chăm sóc tóc không phù hợp
- Do di truyền
...

Trong các nguyên nhân kể trên, rụng tóc do di truyền có vẻ là điều khiến chị em lo lắng nhất. Nhưng thực tế, dù là rụng tóc do di truyền thì bạn cũng vẫn có thể phòng tránh và khắc phục được nếu duy trì cho mình những thói quen sống lành mạnh. Đặc biệt, bạn còn có thể bảo vệ tóc của mình tốt hơn nữa nếu thực hiện những động tác yoga như dưới đây:

1. Uttanasana (Uốn cong người ở tư thế đứng)

động tác yoga tốt cho tóc 1

- Đứng thẳng, hai chân gần sát nhau.
- Hít vào thật sâu.
- Khi thở ra, uốn cong người và đưa về phía trước, cúi người cho đến khi ngón tay của bạn và sau đó bàn tay của bạn chạm sàn.
- Bạn cũng có thể đưa bàn tay ra phía sau gót chân để chạm vào gót chân.
- Giữ tư thế này trong vài nhịp thở bình thường.
- Sau đó, hít vào thật sâu và đứng thẳng lưng.

Đối với người mới bắt đầu, nếu bạn không thể chạm tay tới mặt đất, bạn có thể khoanh tay và cúi người. 

Động tác này sẽ giúp tóc mọc tốt hơn vì hai lý do:

- Đầu của bạn ở tư thế thấp hơn tim nên cho phép máu lưu thông tốt tới da đầu, dẫn đến sự tăng trưởng tóc thích hợp.
- Giảm thiểu và loại bỏ lo lắng, căng thẳng mà bạn đang gặp phải. Đây cũng chính là một lý do chính dẫn tới rụng tóc.

2. Sasangasana (Tư thế con thỏ)

động tác yoga tốt cho tóc 2

- Ngồi quỳ đầu gối trên sàn nhà.
- Đặt cả hai tay ra phía sau và giữ gót chân của bạn.
- Cúi đầu xuống cho đến khi đỉnh đầu trên sàn nhà và từ từ hít vào, nâng hông lên.
- Giữ tư thế này trong vài nhịp thở bình thường.
- Thở ra khi bạn từ từ cuộn mình lại tư thế ban đầu.
- Thư giãn và lặp lại một lần nữa.

Tư thế này có lợi cho tóc của bạn vì khi cúi đầu trên mặt đất, máu lưu thông vào đầu nhiều hơn. Máu lưu thông đầy đủ đến da đầu cũng có nghĩa là giúp tóc tăng trưởng tốt và khỏe mạnh.

3. Ustrasana (Tư thế lạc đà)

động tác yoga tốt cho tóc 3

- Quỳ thẳng trên sàn sao cho đầu gối tạo với sàn nhà một góc vuông.
- Giữ tay trên hông, ngón tay hướng ra phía trước và ngón tay cái ở phía sau.
- Uốn cong cột sống, ngửa người ra phía sau và bàn tay giữ vào gót chân hoặc lòng bàn chân, cố gắng đưa mặt để mắt nhìn lên trần nhà.
- Giữ tư thế này trong vài giây và giữ hơi thở bình thường.
- Thở ra và trở lại tư thế ban đầu.

Đối với người mới bắt đầu, không uốn cong về phía sau quá nhiều vì như vậy có thể gây tổn thương cho lưng của bạn.

Động tác yoga này cũng giúp vận chuyển máu tới đầu nhiều hơn nên cũng có lợi cho sự phát triển khỏe mạnh của tóc.

(Nguồn: Style)Theo T.L / Trí Thức Trẻ

Hài hước bộ ảnh tập yoga cùng động vật

Mời các bạn cùng chiêm ngưỡng bộ ảnh "tập yoga cùng động vật" hết sức độc đáo mà không kém phần hài hước.



Chống tay giơ chân lên theo chị nào

Ngồi thiền để chụp ảnh nào

Tập trung vào tập đi nào

Ngồi yên cho mẹ tập nhé

Giơ thẳng chân lên nào

Nằm ngược đầu thế làm sao mà tập

Bây giờ mình tập điệu "chổng vó lên trời" nhé

Chống cao lên nào

Giờ mình tập điệu "bò" nhé

Cố lên, đầu cúi thấp tí nữa nào
 
Theo Dân Việ

Thứ Tư, 1 tháng 4, 2015

“Thăng hoa” nhờ Yoga chỉ với 5 nốt nhạc !!!

“Yoga tăng tính linh hoạt, giúp bạn có được cảm giác thoải mái, bay bổng và đạt được những đỉnh cao trong tình dục”. Dưới đây là 5 lý do vì sao yaga giúp tình dục tốt hơn.

1. Giúp lưu thông máu
Yoga tăng lưu lượng máu trong cơ thể, đặc biệt khi tập tư thế đại bàng (eagle poses). Tư thế này sẽ khiến máu trong cơ thể hướng thẳng về vùng xương chậu. Khi tất cả máu dồn về đây, nó sẽ làm cho cơ thể nóng lên. Lượng nhiệt đó, kết hợp với sự kích thích do máu dồn về sẽ giống như thuốc viagra làm tăng sự nhạy cảm và ham muốn.
2. Tăng sức khỏe vùng dưới
Yoga làm cơ thể khỏe mạnh hơn trong đó bao gồm khu vực xương chậu. Ông Becky Jeffers, thuộc trung tâm sức khỏe tình dục và quản lý tuổi mãn kinh  Berman tại Chicago cho hay: “Các cơ bắp càng hoạt động nhiều thì khả năng chuyển động càng lớn. Điều này khiến vùng kín trở nên linh hoạt, có thể tạo ra những đợt cực khoái liên tiếp”.
3. Tăng sự tự tin
Tâm hồn tĩnh lặng, và tập trung vào hơi thở trong suốt một tư thế giúp bạn ý thức nhiều hơn về bản thân và nhu cầu riêng. Jeffers nói: “Khi “yêu”, bạn sẽ biết bạn cần làm gì để cảm thấy mãn nguyện. Từ đó, có thể thay đổi cách “giao tiếp” để cùng “lên đỉnh””.
4. Giảm đau
Đối với một số phụ nữ, đặc biệt là vẫn động viên chạy, hông và đùi đau thắt có thể gây khó khăn khi “yêu” và yoga sẽ giúp giảm đau bằng cách giảm sự căng cơ và thư giãn hông.
“Căng cơ hông có thể ảnh hưởng đến cách hoạt động của xương chậu”, Jeffers nói. Một cơ bị đau thắt có thể dẫn phản ứng dây chuyền đối với các cơ khác, làm mất đi cảm giác cực khoái khiến cho “chuyện ấy” trở thành cực hình. Hãy thư giãn, và tất cả mọi thứ sẽ trở nên dễ dàng hơn.
5. Tạo năng lượng tăng sự khoái cảm
Yoga di chuyển như hình tam giác và ngồi ở tư thế góc mở sẽ kích thích các luân xa (chakra).
Theo triết học phương Đông, “chuyện ấy” do các Luân Xa - hệ thống trung tâm năng lượng của cơ thể xung quanh cột sống -  quản lý. Ông Barrett cho biết: "Khi luân xa cân bằng và ổn định, năng lượng tự nhiên từ vũ trụ dễ dàng chảy vào bên trong và bao quanh cơ thể, bạn sẽ thấy thỏa mãn và khỏe mạnh sau “yêu””.
Ba luân xa liên quan là luân xa gốc rễ (vùng đáy chậu nằm giữa hậu môn và bộ phận sinh dục), luân xa xương cùn (ở trung tâm của vùng bụng dưới), và luân xa tim (tại trung tâm của ngực). Theo Barrett, yoga giúp tăng cường lượng máu và năng lượng tại các khu vực quan trọng này. Điều này giảm ức chế, tăng khoái cảm trong tình dục.
Yoga không những thư giãn, giảm căng thẳng mà còn khiến đời sống tình dục mỹ mãn hơn.
Theo Xuân Thanh
Dân trí/womenshealthmag

Tập Yoga: Sai một ly, đi 100 dặm !!

Càng tập Yoga, ông Lập (Gia Lâm, Hà Nội) càng ham vì người khỏe ra. Thế nhưng, trong một lần thử động tác trồng cây chuối, ông bị lệch đốt sống cổ, điều trị vài tuần nay vẫn chưa khỏi.

Lương y Nguyễn Văn Kết, làm việc tại một phòng khám đông y chuyên trị liệu các bệnh về xương khớp, cột sống ở quận Thanh Xuân, Hà Nội, cho biết, ông Lập chỉ là một trong số khá nhiều bệnh nhân được điều trị tại đây do bị các bệnh về xương, khớp trong quá trình tập Yoga.
Bệnh nhân mới nhất là chị Hà (Trường Chinh, Hà Nội). Nghe nói tập Yoga có thể cải thiện sức khỏe, giúp cơ thể dẻo dai và tinh thần thư thái hơn, chị Hà, giảng viên một trường đại học tại Hà Nội, theo học một lớp về phương pháp này. Thế nhưng sau hơn một tháng tập luyện, chị cảm thấy đau mỏi thắt lưng, đi lệch cả người. Đi khám và chụp phim, chị mới biết mình bị thoát vị đĩa đệm. Theo các bác sĩ, có lẽ nguyên nhân là chị đã thực hiện nhiều tư thế sai.
Còn ông Hải (Hà Đông, Hà Nội) lại mất ngủ sau vài tháng tập các thế Yoga. Ông cho biết, bình thường ăn ngủ khá tốt nhưng vẫn tham gia tập Yoga với mấy người bạn cùng khu phố để tăng sức đề kháng, giữ gìn sức khỏe. Không ngờ càng tập thì càng thấy khó ngủ, đầu óc lúc nào cũng căng thẳng. Mấy người bạn cùng tập cho rằng có lẽ do ông nhập tâm quá nên mới căng thẳng và khuyên nên thư giãn, giảm thời lượng tập. Thế nhưng, ông Hải chẳng thấy tình trạng được cải thiện nên đành nghỉ hẳn.
Một thành viên khác trong nhóm của ông Hải, sau quá trình tập luyện, tự dưng cứ thấy huyết áp tăng dần nên cũng không dám tiếp tục nữa.
Theo ông Dương Bảo Ngọc, giáo viên hướng dẫn của Câu lạc bộ Yoga, Trung tâm Unesco phát triển và nhân văn, Hà Nội, tập Yoga đúng cách giúp người ta khoẻ mạnh về cả thể trạng, tâm lý, tâm linh và không hề gây hại cho sức khỏe. Những trường hợp mang bệnh như trên thường là do tập sai tư thế hoặc tự ý tập hay người hướng dẫn không có kinh nghiệm, không chỉ dẫn hợp lý.
Ông Ngọc cho biết, thực tế, rất nhiều người bị thoát vị đĩa đệm hay cao huyết áp sau khi tập Yoga đã cải thiện được sức khỏe. Minh chứng điển hình là một thành viên của câu lạc bộ bị đau lưng do thoát vị đĩa đệm đã không thể đi lại được suốt 2 năm nhưng sau vài tháng tập kiên trì, đến nay đã tự đi chợ và khỏe mạnh hơn rất nhiều.
Theo ông Bảo, Yoga bao gồm luyện thở và tập các tư thế với tốc độ chậm, nhẹ nhàng, theo nguyên tắc từ dễ đến khó nên thường ít khi gây ra "tai nạn" cho người tham gia. Tuy nhiên, cũng như luyện tập bất cứ phương pháp nào, trước khi tham gia, người tập phải biết rõ mục đích tập luyện và thể trạng của mình. Người hướng dẫn cũng cần căn cứ vào tuổi tác, giới tính, tính cách của từng người để hướng dẫn những cách tập thích hợp.
Chẳng hạn, một số thế không áp dụng cho người huyết áp cao, hay có vấn đề về bài tiết, hô hấp. Hay một số động tác chỉ có những người đã tập lâu năm, có thể lực tốt mới thực hiện được. Tư thế trồng cây chuối hiện nay không được dạy cho các học viên bởi rất nguy hiểm.
Các chuyên gia khuyến cáo, những người muốn rèn luyện cơ thể bằng Yoga không tự tập tại nhà hay theo băng đĩa, cần chọn những cơ sở, giáo viên uy tín để được hướng dẫn phù hợp nhất. Ngoài ra, tập Yoga cũng đòi hỏi những nguyên tắc, tuy rất nhỏ nhưng sẽ hỗ trợ giúp cho việc tập luyện đạt kết quả tốt hơn, như chế độ ăn uống, hay điều kiện môi trường xung quanh.
Chỉ nên tập trong phòng thoáng, tránh gió lùa; phụ nữ mang thai, bị ốm thì nên ngưng luyện. Ngoài ra, khi ở nhà nên tập trên nền cứng, nhiều người tập trên giường, trên đệm dày cũng dễ bị sai lệch tư thế cột sống.
Tập Yoga có thể kết hợp với các phương pháp thể chất khác nhưng nên giãn cách (ít nhất 30-60 phút sau khi tập).
Theo ông Bảo, nếu tập Yoga đúng cách, phù hợp với thể trạng, sau một thời gian, người tập sẽ cảm thấy khỏe ra, tinh thần thư thái. Còn khi có bất cứ vấn đề nào về sức khỏe thì cần ngừng tập và hỏi ý kiến người hướng dẫn.
*Tên các bệnh nhân trong bài đã được thay đổi
Theo Vương Linh
Vnexpress

Yoga DÀNH RIÊNG cho giới văn phòng !


Công việc văn phòng khiến các cơ bắp và xương khớp của chúng ta đau nhức và rệu rã. Hãy dành ít phút để tập yoga ngay tại bàn cho đầu óc thư giãn, bình tâm và giải toả mọi căng thẳng trong cơ thể nhé


Bài tập yoga đơn giản này chỉ mất 5-10 phút, được thực hiện ở tư thế ngồi trên ghế ngồi nên bạn có thể tập ở văn phòng hoặc ở nhà để thư giãn và tái tạo năng lượng cho cơ thể. Bài tập này phù hợp với tất cả mọi người, đặc biệt là những người làm việc ở tư thế ngồi liên tục như nhân viên văn phòng, và bạn hoàn toàn có thể làm được dù chưa tập yoga bao giờ.

Nào, hãy bắt đầu nhé!

1- Duỗi thẳng và vươn cao cánh tay. Nắm hay bàn tay lại với nhau và giơ cao qua đầu. Cố gắng vươn cao tay để duỗi các cơ bắp. Thả lỏng.




2- Massage đơn giản nhẹ nhàng từ đầu đến chân. Dùng tay nắn nhẹ nhàng từ đầu xuống vai, cánh tay, lưng, hông, đùi, bắp chân, bàn chân và các ngón chân. Trong khi tự massage cho mình, hãy nhắm mắt lại, tưởng tượng mặt trời đang chiếu sáng trên đầu bạn và tận hưởng ánh sáng đang bao trùm cơ thể bạn.




3- Cúi gập người, duỗi thẳng hai tay chạm xuống đất và cảm nhận mặt đất bên dưới mình và trong đầu nghĩ đến từ “đất”. Ngồi thẳng lưng trở lại, hai tay vươn lên trời và cảm nhận bầu trời bên trên đồng thời nghĩ đến “thiên đường”. Cứ thế lập lại động tác gập người rồi ngồi dậy một cách nhịp nhàng theo tốc độ vừa phải với bạn, thở đều và luân phiên =nghĩ đến “đất” và “trời”. Những căng thẳng sẽ tan biến theo từng nhịp gập người của bạn.




4- Cúi đầu chậm rãi về phía trước rồi trở lại tư thế cổ thẳng (không ngửa cổ ra sau). Tập trung cảm nhận cơ thể của mình từ trước lồng ngực đến cột sống và xuống đến tận ngón chân như thể bạn đang di chuyển luồng ánh sáng dọc theo cơ thể của mình.




5- Vận động vai theo cách thoải mái nhất với bạn để giải toả căng thẳng cho vùng vai và cổ. Bạn có thể luân phiên xoay vai theo chiều hướng ra trước rồi lại hướng ra sau.




6- Xoay thân chậm rãi về bên trái rồi lại về bên phải. Giữ thẳng người và tập trung cảm nhận cột sống của bạn trong khi thực hiện động tác.




7- Hít chậm và sâu hết mức có thể và giữ hơi ở bụng. Cảm nhận nguồn năng lượng di chuyển qua vùng chậu xuống đến ngón chân. Hãy thả lỏng cơ thể để cảm nhận sự thư thái lan toả theo từng nhịp thở của chính mình.




8- Vận động từng bàn chân theo cách bạn cảm thấy thoải mái nhất. Tập trung cảm nhận từng bàn chân của mình trong nhịp đếm chậm từ 1 đến 20.




9- Đưa một bàn tay ra trước mặt và nghĩ rằng bạn đang gửi thông điệp yêu thương của mình cho một người đặc biệt nào đó: “Mình gửi ánh sáng này đến cho <tên người ấy>. Mong mọi người đều hạnh phúc. Mong thế giới này luôn hạnh phúc.”



10- Thiền và để cả cơ thể buông lỏng trong trạng thái nghỉ ngơi. Ngồi thẳng lưng nhưng thả lỏng người, hai tay đặt ở tư thế thiền hoặc đặt tay thả lỏng trước bụng, miễn sao bạn thấy thoải mái và dễ chịu nhất.




Vậy là bạn đã hoàn thành bài tập ngay tại bàn làm việc của mình. Đây là bài tập yoga đơn giản dành cho cả những người chưa từng tập yoga bao giờ. Có 2 cấp độ tập, bao gồm: cấp độ đầu, tập đơn thuần như một bài tập thể dục nhẹ nhàng giúp thư giãn và giảm stress; cấp độ 2, kích hoạt được các luân xa (chakra – các đầu mối thu phát năng lượng trong cơ thể) để có được năng lượng cân bằng cho toàn cơ thể.

Dù bài tập rất đơn giản, tốt cho nhu cầu thư giãn và nâng cao sức khoẻ thể chất và tinh thần hàng ngày, nhưng nếu bạn cảm thấy không thực hiện được hoặc bài tập không phù hợp, không có tác dụng với bạn thì cũng không cần phải cố gắng theo đuổi. Yoga là cách tập luyện kết hợp giữa thể chất và tinh thần, nên những cảm nhận bên trong cơ thể là rất quan trọng; nếu bạn chỉ tập theo động tác mà không có sự tập trung và cảm nhận cơ thể mình thì yoga sẽ không thể phát huy tác dụng của nó.

N: webtretho